Phát triển dịch vụ Điện gió – Tiềm năng và thách thức và chiến lược đầu tư thông minh của TCO

Tiềm năng cực lớn

Điện gió ngoài khơi được đánh giá là thị trường tiềm năng, dẫn đầu xu hướng năng lượng tái tạo trong tương lai – Đặc biệt trong bối cảnh nguồn điện năng tiêu thụ ngày càng tăng. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong khu vực, với hơn 39% tổng diện tích được ước tính có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.

Hình 1: Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển điện gió

Khó khăn lại không nhỏ…

Bất chấp thị trường “hot”, khâu triển khải lại gặp nhiều bất cập. Khó khăn nhất trong giai đoạn này là nghiên cứu tính khả thi của từng dự án, vì thực tế với hon 50 dự án đăng kí, chỉ có 7 dự án điện gió được đưa vảo hoạt động.

Hầu hết các dự án đều vướng vào khâu xin giấy phép hoặc gặp khó khăn trong quá trình kêu gọi đầu tư. Việc thiếu cơ sở hạ tầng, cần phát triển chuỗi cung ứng công nghiệp biển gần như từ đầu, xây dựng năng lực và nhận thức về điện gió ngoài khơi với các địa phương, ngư dân, giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng dân cư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng của dự án


Hình 2: Khâu triển khai dự án gặp nhiều bất cập

Kể cả sau khi được phê duyệt, các dự án tiếp tục phải đương đầu với tác động của dịch Covid-19 khiến công tác triển khai xây dựng gặp khó khăn về nhập khẩu các thiết bị, thiếu chuyên gia nước ngoài phối hợp kỹ thuật, dẫn đến nhiều dự án không kịp tiến độ theo cơ chế FIT, mạng lưới truyền tải chưa đáp ứng, khối lượng lưới chưa đủ lớn để truyền tải,..

…Chiến lược đầu tư thông minh của TCO

Nắm bắt được tiềm năng và thách thức, TCO đã nhanh chóng thành lập ban điện gió ngoài khơi, hiện tập trung tham gia các dự án đã thông qua giai đoạn phát triển, tìm được nhà đầu tư. Việc lựa chọn dự án kĩ lưỡng, tránh lãng phí nguồn lực này được các nhà đầu tư của TCO đánh giá cao, vì tính hiệu quả và lợi ích kinh tế đạt được.

Hình 3: Tân Cảng 88/Tân Cảng 06 đi phục vụ sà lan rải cáp OEI Tân Cảng 03 ở dự án điện gió Tân Thuận, Cà Mau.

Khâu cung cấp dịch vụ đặc biệt được chú trọng. Ngoài việc tận dụng nguồn lực, trang thiết bị sẵn có, TCO đã kí kết văn bản hợp tác toàn diện với Công ty Cổ Phần Xây Lắp Công Trình Năng Lượng Biển OEI – một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt hệ thống điện gió gần bờ và ngoài khơi. Sự hợp tác này đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cung cấp dịch vụ điện gió ngoài khơi của TCO, từ cung cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi thành cung cấp dịch vụ vận chuyển xây dựng trọn gói.

Hình 4: Quy trình cung cấp dịch vụ của TCO

Dịch vụ của TCO-OEI đã nhanh chóng được tin dùng bởi các chủ dự án điện gió trên biển trong nước. Với năng lực hiện tại, TCO có cơ sở tin rằng chúng tôi đang trên con đường trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện gió hàng đầu Việt Nam, đồng thời hướng đến thị trường trong khu vực