Tổng quan mỏ khí Kèn Bầu – Mỏ dầu khí có trữ lượng lớn lịch sử

Từ phát hiện lịch sử nguồn cung dầu khí…

(Tin dầu khí)Chuyên gia năng lượng, TS. Ngô Đức Lâm đánh giá, mỏ khí Kèn Bầu có thể làm thay đổi cơ bản cán cân các nguồn năng lượng Việt Nam trong tương lai.

Nhận định trên về tương lai dầu khí Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở khi việc tiến hành 2 giếng khoan thăm dò và thẩm lượng 114-Ken Bau-1X  và 114 -Ken Bau-2X của nhà điều hành- Eni Vietnam B.V. đã đem lại các kết quả cực kì khả quan.

Cụ thể, tháng 5/2019, giếng khoan thăm dò đầu tiên đã gặp tất cả các vỉa sản phẩm dự kiến với dấu hiệu dầu khí tốt trong khi khoan. Trong khi đó giếng thẩm lượng 114-Ken Bau-2X được khoan cách đó 2 km vào năm 2020 đã gặp một số vỉa chứa có tổng chiều dày 110 m tại nhiều khoảng trong cát kết tuổi Miocence.

mo-dau-khi-ken-bau-01
Hình 1: ví dụ một mỏ dầu khí tại Việt Nam

Đồng thời, 2 khoáng vỉa đã được thử và đem lại được rất nhiều bằng chứng về lượng tích tụ đáng kể hydrocarbon tại Kèn Bầu. Theo đó ước tính trữ lượng khí tự nhiên sơ bộ rơi vào 230 tỷ mét khối khí và 450 triệu thùng khí ngưng tụ condensate.

Với trữ lượng ước tính trên, mỏ khí Kèn Bầu được xem là phát hiện lịch sử của ngành dầu khí Việt Nam, giúp đảm bảo nguồn cung cho hoạt động sản xuất của ngành điện lực đến hết giai đoạn 2030 với khả năng đáp ứng 40% và giải toả bài toán nguồn cung khí của tập đoand Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)

…Đến giải quyết vấn đề cung cầu cho ngành dầu khí, điện lực tại Việt Nam

Trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng điện năng, chính phủ đang nhanh chóng xây dựng các trang trại điện mặt trời và lên kế hoạch bắt đầu nhập khẩu khí LNG vào năm 2022 nhằm đáp ứng nhu cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện chạy bằng khí đốt.

Với tốc độ phát triển kinh tế khoảng 6-7% / năm, dự kiến ​​sản lượng điện tiêu thụ tại Việt Nam sẽ đạt 125-130 GW vào năm 2030, so với công suất 54 GW hiện nay. Ngoài ra, sự đình trệ của thượng nguồn khai thác một số dự án lớn như là Dự án Cá Voi Xanh và Dự án Lô B đã đem lại áp lực rất lớn cho nguồn cung điện tại Việt Nam

Đặc biệt trong bối cảnh bất chấp nguồn cung sơ cấp điện Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn vào than đá, Quy hoạch điện VIII giai đoạn 2021-2030 vẫn yêu cầu hạn chế phát triển nhà máy nhiệt điện than và việc Việt Nam đã kí kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và giảm thiểu khí thải CO2. Điều đó thúc đẩy Việt Nam phải giảm nhiệt điện than và tìm nguồn khác để thay thế.

Việc mỏ khí Kèn Bầu đi vào hoạt động khai thác sẽ mở ra triển vọng rất lớn trong việc chủ động nguồn cung ứng nhiên liệu sơ cấp cho ngành điện Việt Nam, giúp giảm dần tỉ lệ nhập khẩu khí LNG, bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia, tránh bị lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Hình 2: Sản lượng bổ sung của mỏ khí Kèn Bầu giai đoạn đến 2030

Hơn nữa, hàng loạt các doanh nghiệp ngành dầu khí sẽ được hưởng lợi từ mỏ Kèn Bầu, báo hiệu giai đoạn 2021 đầy khởi sắc. Đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác, kỹ thuật và dịch vụ dầu khí sẽ được hưởng lợi, như Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS), hay Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS) ,Tổng công ty cổ phần Khoan dầu khí (PVD) hay Công ty CP dịch vụ offshore Tân Cảng,…

Kết luận

Với tất cả những ưu điểm trên, việc mỏ khí Kèn Bầu đi vào hoạt động không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước, giảm phục thuộc nhập khẩu mà còn có thể tính tới phương án xuất khẩu